4 mẫu xe ô tô liên doanh được coi là thảm họa trong lịch sử
Bắt tay phát triển một dự án là một việc thường xảy ra trong mọi ngành công nghiệp, bao gồm cả xe ô tô. Trong lịch sử, người ta đã đón nhận cả những sản phẩm liên doanh tốt và xấu.
Nhà kinh tế học người Scotland Adam Smith đã một sự ảnh hưởng sâu sắc đến ngành công nghiệp ô tô trong một thế kỷ trước khi những chiếc xe xếp hàng dài trên các con phố ở Edinburgh. Quy mô kinh tế theo lí thuyết ông đã xác định và vạch ra trong những năm 1760 đã chèo lái các nhà sản xuất ô tô tiến đến con đường liên doanh, liên minh, sát nhập và tiếp quản để tiết kiệm tiền và thúc đẩy lợi nhuận bằng cách dàn trải chi phí phát triển.
Sự kết hợp đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuối thập kỷ này khi các công ty đang cố gắng sẻ bớt gánh nặng chi phí cực cao của việc đưa công nghệ điện năng và bán tự lái vào thị trường. Tuy nhiên, không phải dự án hợp tác nào trong lịch sử ô tô cũng mang tới thành công, và dưới đây là những mẫu xe đồng sản xuất được coi là tệ hại nhất.
Citroën-NSU Comotor (1967)
Trong thập niên 1960’, một mục tiêu chúng đã bất ngờ thống nhất Citroën và NSU của Đức. Cả hai công ty đã muốn sản xuất hàng loạt một mẫu xe trang bị với động cơ xoay của Felix Wankel. Đầu tiên, họ đã thành lập một liên doanh ở Geneva có tên Comobil để phát triển công nghệ. Sau đó, họ đã đến Luxenberg để lập nên một liên doanh thứ hai có tên Comotor. Nhiệm vụ của liên doanh này là độ động cơ Wankel và sản xuất hàng loạt nó cho Citroën, NSU và bất cứ ai khác sẵn sàng bỏ tiền mua.
Các động cơ Comotor đã là trái tim cho mẫu M35 của Citroën và cả các mẫu GS Birotor cũng như mẫu NSU Ro 80. Tuy nhiên, các vấn đề liên đến độ đáng tin cậy và khả năng đốt nhiên liệu đã đóng lại vận mệnh của nó. Sự thất bại và mất mát ở Comotor đã khiến cả hai công ty mất đi sự độc lập. Volkswagen đã tiếp quản NSU trong năm 1969 và dần dần biến nó thành Audi, trong khi Citroën gia nhập Peugeot trong năm 1976.
Xe thể thao BMW-Lamborghini (1970’)
BMW đã nhìn sang nước Ý để tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc chế tạo mẫu xe thể thao động cơ đặt giữa đầu tiên của họ. Ban giám đốc của công ty Đức đã nhận định Lamborghini là đối tác lí tưởng nhất và thành lập một mối quan hệ hợp tác trong giữa thập niên 1970.
Theo kế hoạch, Lamborghini sẽ cung cấp thân vỏ do Giugiaro thiết kế và khung gầm sắt-xi trong khi bộ phận M của BMW sẽ lắp ráp động cơ. BMW đã đặt tên cho chiếc mà M1 với ý nghĩa là chiếc xe riêng biệt đầu tiên của bộ phận M. Lamborghini đã trì hoãn dự án vài lần khi họ đã không thành công trong nỗ lực ngăn chặn phá sản. Ngày càng thất vọng, BMW đã hủy bỏ thỏa thuận và tự mình phát triển M1.
Kết quả là BMW M1 đã ra mắt năm 1978, nhưng chỉ có 453 chiếc được xuất xưởng cho tới năm 1981, biến nó trở thành một trong những mẫu xe thương mại hiếm nhất của BMW. Kết quả là kể cả những mẫu trong điều kiện tệ hại cũng có cái giá bán tối thiểu 150.000 Bảng ở Anh Quốc, với các phiên bản ngon lành hơn có giá gấp 2-3 lần như thế. Trong năm 2016, một chiếc BMW M1 đã được bán đấu giá ở Mỹ với giá 577.500 USD.
Mitsubishi Carisma/Volvo S40 (1995)
Trong năm 1991, Mitsubishi và Volvo đã bắt tay với chính phủ Hà Lan trong nỗ lực cứu vớt nhà máy DAF ở Born. Nhà máy này đã cần một mẫu xe để chế tạo vậy nên hai nhà sản xuất ô tô đã nhanh chóng bắt đầu phát triển một khung gầm cơ sở phù hợp cho một mẫu xe 4 cửa. Kiến trúc xe cần phải linh hoạt, Mitsubishi cạnh tranh chủ yếu ở mức giá thấp trong khi Volvo chơi ở phân khúc cận sang.
Nhà máy Born đã đắt đầu sản xuất mẫu Mitsubishi Carisma và Volvo S40 trong năm 1995. Cấu trúc xe này đã tái xuất hiện trong năm 2000 dưới mẫu Proton Waja do Malaysia chế tạo.
Mitsubishi Colt/Smart Forfour (2003)
Bộ phận Smart của Daimler đã không thể chế tạo nổi một mẫu xe 4 chỗ dựa trên một phiên bản kéo dài của khung gầm cơ sở Fortwo. Họ đã quyết định kết hợp với Mitsubishi để cùng phát triển một cấu trúc mới mà đã làm nền tảng cho hai mẫu Forfour và Colt. Nhà máy Nedcar của Mitsubishi ở Hà Lan đã chịu trách nhiệm sản xuất cả hai mẫu xe này.