9 người phụ nữ có sức ảnh hưởng nhất tới ngành ô tô trong lịch sử
Không chỉ đơn thuần là phụ nữ, họ còn là những nhà thiết kế, những tay đua, hay thậm chí là những nhà phát minh đã giúp tạo nên một ngành ô tô như chúng ta đang thấy ngày nay.
Mặc ngành công nghiệp ô tô kể từ thời xa xưa cho tới tận ngày nây vẫn được vận hành bởi cánh mày râu, nhưng điều đó không có nghĩa rằng nó thiếu đi hình tượng những người phụ nữ có đóng góp quan trọng trong lịch sử phát triển. Là một người phụ nữ trong một lĩnh vực được thống trị bởi nam giới chưa bao giờ là một chuyện đơn giản, nhưng 9 người phụ nữ sau đây đã thực hiện được những thành tựu đáng ngưỡng mộ, tạo nên những dấu ấn đậm sâu trong ngành xe thế giới.
Helene Rother (1908-1999)
Helene Rother là sinh ra tại Đức và là dân tỵ nạn trong Thế Chiến II. Bà từng có kinh nghiệm thiết kế đồ trang sức và vật cài trên mũ cho tầng lớp xã hội cao ở Paris, nhưng chỉ khi đến với đất Mỹ thì bà mới phát huy hết tiềm năng của mình. Helene nhanh chóng trở thành nữ thiết kế ô tô đầu tiên của Detroit, làm việc trong bộ phận thiết kế nội thất của General Motors.
Sau 4 năm ở GM, Helene Rother đã mở một studio thiết kế của riêng mình với tên gọi Helene Rother Associates, trước khi gia nhập vào Nash Automobiles một năm sau đó, 1948. Bà ở với hãng Nashcho tới năm 1956 và nhanh chóng rời đi sau khi vụ sát nhập Nash/Hudson để tạo ra AMC.
Là một họa sĩ độc lập làm theo hợp đồng, bà vẫn có thể một tay biến hóa một trong những nhà sản xuất ô tô bảo thủ nhất trở thành một trong những hãng phong cách nhất nhờ vào thiết kế nội thất màu sắc của mình. Sau này, bà tiếp tục làm việc với nhiều thương hiệu khác nhau như Goodyear, B.F. Goodrich, U.S. Rubber, Stromberg-Carlson và International Harvester.
Bertha Benz (1849-1944)
Có lẽ, Karl Benz sẽ không bao giờ có thể thành công đến thế nếu như không có người vợ Bertha. Và liệu bạn có thể tưởng tượng ra một ngành công nghiệp ô tô mà không có sự hiện diện của Mercedes-Benz không?
Bertha Benz là người chịu trách nhiệm hoàn thành chuyến đi dài hơn 100 km đầu tiên bằng chiếc xe tư nhân chạy xăng trong năm 1888, qua đó mang tới sự chú ý cho công ty của họ và giúp bán được những mẫu xe đầu tiên. Và đáng ngưỡng mộ hơn nữa là trên thực tế, bà đã làm thế mà không hề thông qua ý kiến của chồng.
Chuyến đi đường đài thành công này đã chứng minh giá trị và tính tin cậy cho phát minh của nhà Benz, nhưng chỉ sau khi chính bà Bertha gợi ý một số cập nhật lên chiếc xe. Những cập nhật mà không nghĩ tối sẽ cần thiết nếu như bà không thực hiện chuyến đi ban đầu.
Dorothée Pullinger (1894-1986)
Dorothée Pullinger không những là một trong những nhà nữ thiết kế xe đầu tiên, bà ấy còn là nhà thiết kế đầu tiên nhấn mạnh vào nhu cầu của phụ nữ. Bà bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành ô tô trong vai trò một nữ họa sĩ vẽ bản kỹ thuật cho công ty Arrol-Johnston gốc Scotland, ngay ở độ tuổi 16.
Bị từ chối bởi Học viện Kỹ sư Ô tô vì lí do là phụ nữ, bà Dorothée đã phải chờ đợi một thời gian khá dài trước khi có thể phát huy hết tài năng của mình. Sau khi được bố giao cho chức vụ quản lý tại một công ty con Galloway Motors của Arrol-Johnston, bà Dorothée đã quyết định chỉ thuê những người phụ nữ địa phương thay vì đàn ông, và chiếc xe Galloway 10/20 lấy nguồn cảm hứng bởi Fiat 501 được ra đời.
Galloway 10/20 nhỏ hơn hầu hết những mẫu xe khác ở thời điểm đó, khiến nó lập tức thu hút được chú ý của nữ giới. Hơn nữa, nó còn có vị trí ghế ngồi được nâng cao, vô lăng nhỏ hơn, mặt táp lô thấp hơn, và phanh tay được đặt ngay bên cạnh ghế ngồi. Tuy nhiên vì chán nản với những lời dè biểu đang làm công việc của đàn ông, sau này bà đã chuyển sang bộ phận bán hàng của Arrol-Johnston và bỏ hẳn việc kỹ sư.
Mary Anderson (1866-1953)
Mary Anderson là người mà chúng ta phải nói lời cảm ơn mãi mãi cho những chiếc cần gạt kính chắn gió giúp cải thiện tầm nhìn trong ngày mưa gió. Bà đã phát minh ra cần gạt kính chắn gió bằng tay trong năm 1903. Bà nảy ra ý tưởng này vào một ngày lạnh lẽo ở New York trong năm 1902, khi đang đi xe điện thì nhận thấy một người đàn ông phải mở cửa kính đằng trước xe để có thể nhìn rõ đường bởi vì mưa tuyết.
Ngay sau khi về nhà ở bang Alabama, bà đã thuê một nhà thiết kế để có thể chế tạo ra một thiết bị vận hành bằng tay giúp giải quyết vấn đề khó chịu ở trên. Cần gạt kính chắn gió bằng tay được chế tạo ra khi đó có kết cấu một lưỡi cao su kết nối với một tay giữ và một lò xo, và được vận hành bằng tay thông qua trục khuỷu bên trong khoang lái.
Charlotte Bridgwood (1861-1929)
Mặc dù cần gạt kính chắn gió bằng tay đã được phát minh từ năm 1903, không người đàn ông nào nghĩ ra cách để nâng cấp chúng, và trách nhiệm đó một lần nữa lại đến tay phụ nữ. Charlotte Bridgwood chính là người đã sáng chế ra cần gạt kính chắn gió tự động trong năm 1917.
Tuy nhiên cũng giống như bà Mary Anderson, bà Bridgwood chưa bao giừo nhận được nhiều lời khen ngợi và được trả công xứng đáng cho công việc của mình. Công ty nhỏ của bà đẫ sản xuất cần gạt tự động trong vài năm, nhưng do bằng sáng chế của bà hết hạn vào năm 1920, chúng được thâu tóm bởi những công ty ô tô lớn. Một vài năm sau đó, cần gạt tự động trở thành một trang bị tiêu chuẩn cho xe cá nhân.
Florence Lawrence (1886-1938)
Florence Lawrence không chỉ là “Ngôi sao Điện ảnh Đầu tiên”, mà còn là nhà phát minh của hai trong số các công năng tín hiệu quan trọng của xe là đèn xi nhan và đèn dừng lại. Trên thực tế, mẹ của bà chính là Charlotte Bridgwood, người đã sáng tạo ra cần gạt kính chắn gió tự động.
Phát minh đầu tiên của bà là “tay tín hiệu ô tô” – tiền thân của đèn xi nhan thời hiện đại. Như bạn có thể tưởng tượng, đường thành phố là một nơi rất nguy hiểm nếu như không ai biết người khác muốn rẽ hướng nào. Đó là lí do tại sao, bà Florence đã nghĩ ra cách sử dụng hai chiếc cờ vận hành bằng đặt trên tấm cản phía sau của một chiếc xe, kết hợp một nút ấn ở khoang lái.
Một phát minh khác liên quan tới xe của bà là đèn tín hiệu dừng lại khi phanh. Bà đã tưởng tượng nó là một tín hiệu cảnh báo được gắn ở phía sau của xe và có lập tức bật lên sau khi sử dụng phanh. Công nghệ này có cách thức hoạt động khác một chút ở thời hiện đại, nhưng quá trình xảy ra về cơ bản là vẫn thế.
Denise McCluggage (1927-2015)
Là một tay đua, một nhà báo, một nhiếp ảnh gia và cũng là một tác giả, Denise McCluggage là trong những người đi tiên phong đấu tranh cho quyền bình đẳng đối với phụ nữ Mỹ. Công việc nhà báo đã dẫn dắt bà sang đua xe chuyên nghiệp khi bà chuyển đến sinh sống ở thành hố New York trong năm 1954.
Sau đó 5 năm, bà đã trở thành tay đua nữ đầu tiên chiến thắng ở một sự kiện xe thể thao diễn ra tại đường đua Thompson Raceway ở bang Connecticut, Mỹ với một chiếc Porsche RS. Bà cũng chiến thắng hạng mục grand touring ở Sebring trong một chiếc Ferrari 250GT, và chiếc thắng một phân khúc ở Monte Carlo Rally trong một chiếc Ford Falcon.
Ngày nay, Denise McCluggage là người phụ nữ duy nhất được đưa vào Đại sảnh Danh vọng Sebring International Raceway. Hơn nữa, bà còn là nhà báo ô tô duy nhất được đưa vào Đại sảnh Danh vọng Ô tô ở Mỹ.
Mimi Vandermolen (1946-)
Mimi Vandermolen gia nhập Design Studio của Ford Motor Company trong năm 1970 và đóng góp cho thiết kế của chiếc Ford Mustang II trước khi bị tạm thôi việc trong năm 1974 bởi khủng hoảng dầu mỏ. Tuy nhiên, chiếc Mustang II dựa trên Ford Pinto đã đạt được những gì đề ra ban đầu. Và chẳng bao lâu sau thì Ford rước bà Mimi quay trở lại và thăng chức lên vị trí Chuyên gia thiết kế trong năm 1979.
Trong gần như cùng quãng thời gian đó, bà cũng được mời gia nhập đội Taurus. Và chính Mini là người dẫn dắt thiết kế nội thất của chiếc Ford Taurus đột phá ở giữa thập niên 1980’. Bà đã quyết định bỏ đi mặt táp lô thẳng không thực tế và sắp xếp lại vị trí tất cả cụm điều khiển trong tầm với của tài xế. Bà cũng giới thiệu thiết bị điều khiển đĩa số quay, ghế công thái học và tùy chọn bảng tín hiệu kỹ thuật số. Đến năm 1987, bà được thăng chức lên vị trí Giám đốc Thiết kế cho các xe cỡ nhỏ của Ford.
Joan Newton Cuneo (1876-1934)
Joan Newton Cuneo là tay đua nữ người Mỹ đáng chú ý đầu tiên trong lịch sử, và chính vì thế, bà ấy đã đóng cánh cửa cho những phụ khác trong nhiều năm. Cánh đàn ông của thời đó đơn giản là không thích bị thấp kém hơn một người phụ nữ, đặc biệt là trong một cuộc chơi có truyền thống chỉ dành cho họ.
Bắt đầu có được thành công ở giải đua Mardi Gras Race 1909 ở New Orleans, Louisiana, Mỹ, bà Cuneo đã từng bước xác lập nhiều kỷ lục về tốc độ đối với phụ nữ và ba lầnvề vị trí thứ 1 ở một số sự kiện đua quãng ngắn. Đó cũng là lúc Hiệp hội Ô tô Mỹ cấm cửa bà và tất cả những nữ tay đua tiềm năng khác tham dự các sự kiện tương tự. Không thể thay đổi sự thực lúc đó, Joan Newton Cuneo đã sớm từ bỏ sự nghiệp đua xe, tuy nhiên di sản của bà đã sống cho tới tận ngày nay.