Đi chung xe với sếp, ngồi vị trí nào mới đúng?

Đi chung xe với sếp là tình huống rất thường gặp với dân công sở. Bạn phải chọn vị trí ngồi như thế nào mới “phải phép” và không phật ý sếp, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn những quy tắc cơ bản.

Chắc hẳn không ít các bạn từng ngồi xe ô tô đã tự đặt cho mình câu hỏi: “Một chiếc xe có nhiều chỗ ngồi như thế, đâu mới là chỗ ngồi chuẩn cho từng người? Đặc biệt là trong trường hợp phải đi với một ai đó quan trọng như ông sếp công ty mình chẳng hạn.” Nếu như sếp thường ngồi ở vị trí có thể đối mặt với mọi nhân viên trong một phòng họp, chắc hẳn khi đi xe thì sếp cũng sẽ có vị trí ngồi theo một nguyên tắc bất thành văn nào đó.

Sau đây, chúng ta sẽ đến với một số tình huống giả định về chỗ ngồi của bạn và sếp trên một chiếc xe có tay lái bên trái kèm một tài xế riêng dựa quan điểm của một số nước phương Tây như Mỹ, Anh Quốc (đảo ngược lại ví trí).


Các vị trí ngồi trên xe có tay lái bên trái

Sếp là người lái xe

Bạn cần phải ngồi bên ghế lái phụ bởi thế sẽ dễ nói chuyện hơn. Ngồi ở vị trí phía sau bên phải sẽ người khác lầm tưởng bạn là sếp và sếp lại là tài xế. Ngồi ở vị trí đằng sau bên trái cũng không được bởi như thế sẽ khiến hai người không thể nói chuyện được với nhau.

Sếp ngồi ở vị trí lái phụ

Bạn cần ngồi ở vị trí đằng sau bên trái để hai người dễ nói chuyện hơn và không bị chắn góc nhìn. Ngồi ở đằng sau bên phải sẽ khiến hai người khó nói chuyện, và dễ nhìn người khác lầm tưởng rằng bạn là sếp và sếp là vệ sĩ.

Sếp ngồi ở ghế sau bên phải

Bạn có thể ngồi ở vị trí lái phụ và đảm nhiệm vai trò vệ sĩ nhưng chỗ này sẽ khiến hai người khó nói chuyện với nhau. Do vậy vị trí tốt nhất là ghế sau bên trái cạnh sếp.

Sếp ngồi ở ghế sau bên trái


Ảnh minh họa

Bạn có thể ngồi ghế lái phụ đằng trước để giống như một vệ sĩ và dễ dàng giao tiếp với sếp ở ghế sau bên trái. Dù bất cứ giá nào thì bạn cũng không được ngồi ghế sau bên phải để tránh trường hợp bị hiểu lầm như đã nói ở trên.

Sếp yêu cầu bạn lái xe

Đương nhiên là bạn phải ngồi ở vị trí tài xế rồi nếu không sẽ bị sếp nghi ngờ và cho nghỉ việc cũng nên. Trong trường hợp này, bạn không cần phải quan tâm tới vị trí ngồi của sếp bởi nếu ông/bà ấy ngồi ghế lái phụ hoặc ghế sau bên phải thì bạn có thể nói chuyện bình thường, và nếu ông/bà ấy ngồi ở ghế sau bên phải thì bạn có thể xin thứ lỗi để giữ giao tiếp ở mức tối thiểu.

Trong mọi tình huống, bạn nên tránh vị trí ghế sau bên phải bởi đây là vị trí mà văn hóa nhiều nước phương Tây thường coi là của sếp. Điều này là bởi nó là chỗ ngồi an toàn hơn khi bạn ngồi cách xa những phương tiện giao thông đi ngược chiều và nó cũng là bên dễ mở cửa lên hơn đối với xe có tay lái bên trái.

Thông qua các tình huống giả định ở trên, người ta có thể rút ra 3 nguyên tắc vàng cho vị trí ghế ngồi trong xe khi đi với sếp theo phương Tây như sau:

1. Không bao giờ ngồi ở vị trí ghế sau bên phải hoặc đơn giản là chéo hàng với tài xế.

2. Để trống ghế giữa phía sau để đặt tài liệu nếu như bạn cần làm việc trên đường đi.

3. Không bao giờ ngồi ở đằng sau vị trí của sếp bởi như thế sẽ hạn chế giao tiếp.


Hai trường hợp chọn ví trí ngồi của Nhật Bản: 1. Khi nhân vật quan trọng ngồi xe taxi, 2. Khi nhân vật quan trọng ngồi xe của công ty

Tất nhiên 3 nguyên tắc vàng ở trên cũng chỉ mang tính tương đối và có thể áp dụng ở văn hóa một số nước châu Âu và Mỹ mà thôi, còn thực tế là mỗi nơi mỗi khác. Ví dụ như ở Nhật Bản, các nhân vật quan trọng như sếp lại thường ngồi ở vị trí đằng sau ghế tài xế thay vì ngồi chéo hoặc có thể là họ ngồi ở ghế lái phụ. Ngoài ra, nếu như bạn có một vị sếp thân thiện, có lẽ ông/bà ấy sẽ chẳng quan tâm đến vị trí ghế ngồi trên xe ấy chứ.

>>> Đỗ xe ô tô trước cửa nhà, hàng quán, có sai không?

Bạn cũng có thể thích