10 vụ scandal gây chấn động lịch sử ngành ô tô thế giới (P2)

Ngay đến các thương hiệu nổi tiếng và uy tín như Toyota hay Volkswagen cũng đã từng dính vào những vụ scandal cực lớn, tiêu tốn hàng tỷ USD đền bù.

Các nhà sản xuất ô tô và những nhà cung cấp đã bắt tay với nhau trong những hoạt động “mờ ám” để đảm bảo họ kiếm được thật nhiều tiền, và khi những hành vi này bị phơi bày ra trước mắt công chúng, một vụ scandal là kết quả tất yếu. Sau đó, các nhà làm luật chính phủ và luật sự sẽ liên quan, và báo chí bắt đầu xuất bản các câu chuyện điều tra ghê người.

Cuối cùng, nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận qua hành động gian dối của một công ty sẽ được kết lại bằng các bản án bồi thường khổng lồ và mất đi sự tin tưởng của công chúng. Tiếp nối kỳ trước, chúng ta sẽ đến với phần còn lại của 10 scandal gây chấn động lịch sử ô tô thế giới kể từ thập niên 1960 cho tới nay.

Lốp Firestone bị lỗi trên Ford Explorer

Trong năm 2000, Cơ quan Quản trị An toàn Lưu thông Đường bộ Quốc gia Mỹ (NHTSA) bắt đầu điều tra hàng loạt báo cáo về tình trạng mặt lăn phân tách trên lốp xe Firestone được lắp ở Ford Explorer.

Nhà sản xuất Firestone đã phản ứng bằng cách triệu hồi 14,4 triệu lốp xe có vấn đề. Loại lốp cao su này vốn được trang bị trên Ford Explorer, Mercury Mountaineer, Ford Ranger, Mazda Navajo, và Mazda B-Series, và các chủ xe có thể mang phương tiện của họ đi thay thế.

Vấn đề này đã gây nên 271 cái chết và hơn 800 ca bị thương tích khác. Ford và Firestone đã bị ngật lụt trong đống đơn kiện, và nó đã dẫn đến một vụ điều tra của Quốc hội Mỹ. Hậu quả từ vụ scandal đã khiến Ford và Firestone ngừng hợp tác, và CEO từ cả hai công ty đều từ chức.

Sự gia tốc không chủ đích của Toyota

Scandal xe gia tốc không chủ đích của Toyota đã gây ảnh hưởng lớn tới danh tiếng chế tạo những phương tiện rất an toàn của công ty. Các khách hàng phàn nàn rằng các mẫu xe của họ có thể đột ngột lao về phía trước, và nhà sản xuất ban đầu đã tin rằng vấn đề đến từ tấm thảm trải sàn đã nhấn lên chân ga.

Sau khi triệu hồi 5,5 triệu chiếc xe để sửa chữa lỗi tấm thảm trải sàn, công ty Nhật Bản lại phát hiện ra nguyên nhân thứ 2 là bởi chân ga có thể bị dính, khiến xe tăng tốc không chủ đích. Điều này đã khiến thêm hàng triệu chiếc xe phải thu hồi để sửa chữa.

Cuối cùng, Toyota đã phải trả 1,2 tỷ USD tiền phạt cho Bộ tư pháp Mỹ, và họ thừa nhận rằng “họ đã lừa dối người tiêu dùng Mỹ bằng cách che giấu và đưa ra hai thông báo sai lệch về hai vấn đề an toàn ảnh hưởng lên xe của họ, mỗi loại gây nên một kiểu gia tốc không chủ đích.”

Công tắc khóa điện hỏng của General Motors

Trong đầu năm 2014, General Motors đã thông báo một cuộc triệu hồi cho thiết bị công tắc khóa điện trên nhiều mẫu xe khác nhau của họ bởi chúng có thể đột ngột tắt đi khi bị hích nhẹ. Nếu điều này xảy ra, các hệ thống như túi khí, tay lái trợ lực, và phanh động lực đều bị ngưng kích hoạt. Vấn đề này đã ảnh hưởng tới hàng triệu phương tiện, và quỹ đền bù chủ xe của GM đã xác nhận 124 cái chết từ thiết bị lỗi.

Cuối cùng, GM đã phải trả 900 triệu USD để giải quyết vấn đề với Bộ tư pháp Mỹ, 35 triệu USD tới Cơ quan Quản trị An toàn Lưu thông Đường bộ Quốc gia Mỹ, và 1 triệu USD tới Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ. Quỹ đền bù nạn nhân của công ty cũng đã phải chi ra 594,5 triệu USD.

Che đậy khí thải dầu diesel của Volkswagen

Hầu hết các vụ scandal trong ngành ô tô đều chỉ ảnh hưởng tới một công ty,nhưng vụ gian lận khí thải dầu diesel của Volkswagen đã gây họa cho cả một phân khúc. Sự che đậy của công ty Đức đã làm tổn hại tới danh tiếng của các xưởng phát điện chạy nhiên liệu dầu diesel ở cả Mỹ và châu Âu, và buộc các nhà làm luật phải có cái nhìn nghiêm túc về khí thải động cơ dầu.

Vụ scandal này đã vỡ ra ban đầu ở Mỹ khi các nhà nghiên cứu ở West Virginia phát hiện sự khác nhau giữa khí thải dầu trên đường và trong thử nghiệm phòng thí nghiệm tiêu chuẩn của Volkswagen. Họ đã báo cáo kết quả tới Ủy ban Tài nguyên Không khí California, và cơ quan này đã điều tra sau hơn. Cuối cùng, họ đã phát triển ra một thiết bị gian lận giúp các phương tiện hạ thấp lượng khí thải trong quá trình định mức tiêu chuẩn.

Hậu quả của vụ scandal đã buộc CEO Martin Winterkorn của Volkswagen Group phải từ chức và khiến công ty mất hơn 30 tỷ USD ở Mỹ. Những người khởi tố tại Đức cũng đang tiến hành điều tra các giám đốc của công ty, bao gồm việc bắt giữ CEO Rupert Stadler của Audi mới đây vì lo ngại ông ấy có khả năng giữ kín chứng cứ.

Triệu hồi túi khí Takata

Vụ thay thế cụm bơm túi khí phát nổ của Takata được xếp hạng là vụ triệu hồi lớn nhất trong lịch sử Mỹ, không chỉ trong ngành ô tô mà còn trong tất cả sản phẩm nói chung. Dựa theo NHTSA, chiến dịch này ảnh hưởng “khoảng 37 triệu phương tiện có trang bị với 50 triệu túi khí Takata hỏng,” nhưng kể cả con số khổng lồ này cũng không thể nói hết câu chuyện.

Sự nguy hiểm là quá nghiêm trọng tới mức một số xe cần sửa chửa nhiều lần, lần đầu tiên là thay thế tạm thời để giảm bớt nguy hiểm và sau đó là một sự thay thế cải thiện vĩnh viễn.

Nghiên cứu cho thấy rằng chất đốt khiến túi khí phồng lền đã thay đổi cấu trúc hóa học theo thời gian vì hơi ẩm. Do đó nó sẽ cháy quá nhanh và khiến cụm bơm bị nổ, và sẽ bắn các mảnh kim loại vài người ngồi.

Dựa theo tính toán của NHTSA, 15 người ở Mỹ đã bị giết bởi túi khí phát nổ Takata, và có ít nhất 250 người bị thương. Vụ scandal này đã khiến công ty Takata đưa đơn phá sản.

>>> 10 vụ scandal gây chấn động lịch sử ngành ô tô thế giới (P1)

Bạn cũng có thể thích