13 mẫu xe ô tô liên doanh thành công nhất từ trước tới nay (P2)

Một dự án liên doanh thành công có thể trở thành nền tảng cho rất nhiều mẫu xe ô tô trong hàng chục năm sau đó, điển hình như dự án động cơ Prince của BMW và Peugeot.

Nhà kinh tế học người Scotland Adam Smith đã một sự ảnh hưởng sâu sắc đến ngành công nghiệp ô tô trong một thế kỷ trước khi những chiếc xe xếp hàng dài trên các con phố ở Edinburgh. Quy mô kinh tế theo lí thuyết ông đã xác định và vạch ra trong những năm 1760 đã chèo lái các nhà sản xuất ô tô tiến đến con đường liên doanh, liên minh, sát nhập và tiếp quản để tiết kiệm tiền và thúc đẩy lợi nhuận bằng cách dàn trải chi phí phát triển.

Sự kết hợp đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuối thập kỷ này khi các công ty đang cố gắng sẻ bớt gánh nặng chi phí cực cao của việc đưa công nghệ điện năng và bán tự lái vào thị trường. Tiếp nối kỳ trước, chúng ta sẽ đến với phần còn lại của những mẫu xe ô tô liên doanh được coi là thành công từ trước tới nay.

Pontiac Vibe/Toyota Matrix (2002)

Toyota Corolla đã “đẻ” ra vài mẫu sản phẩm General Motors trong thập niên 1990, bao gồm biến bản Geo và Chevrolet của Prizm. Chúng chỉ là những sản phẩm thay đổi nhãn hiệu thì đúng hơn là đồng phát triển. Ở thời điểm bước sang thiên niên kỷ mới, hai công ty đã quyết định gốp vốn để thiết kế các mẫu xe mới có tên Toyota Matrix và Pontiac Vibe.

Toyota đã đưa phiên bản của họ theo hướng nhắm tới giới trẻ và thể thao, trong khi Pontiac mang tới mẫu của họ một vẻ vạm vỡ, phong cách thiết kế như SUV mà tạo nên một mối liên kết hình ảnh với Aztec. Toyota đã dẫn dắt dự án và kiêm luôn thử nghiệm trên đường nên mẫu Vibe đã có một dáng vẻ, cảm nhận và lái như một mẫu xe Nhật Bản mặc cho nguồn gốc Pontiac của nó.

Citroën C1/Peugeot 107/Toyota Aygo (2005)

Lợi nhuận biên mỏng dính trong phân khúc xe thành phố đã buộc các công ty xe phải dàn trải chi phí phát triển. Peugeot và Toyota đã thông báo một mối hợp tác trong năm 2001. Dự án B-Zero đã tạo nên Toyota Aygo, Citroën C1 và Peugeot 107 trong năm 2005. Mỗi chiếc xe đều mang nhãn hiệu cụ thể ở phía trước và phía sau trong khi giữ nguyên phần ở giữa. Chúng cùng chia sẻ động cơ 3 và 4 xi-lanh, và nhiều phụ tùng khác bên dưới thân vỏ.

Thế hệ thứ hai đã ra mắt trong năm 2014. Biến bản của Peugeot và Citroën trông gần như y hệt với trước đây, nhưng Toyota đã bỏ nhiều nỗ lực để tạo ra điểm khác biệt cho phiên bản của họ so với các đối tác.

Động cơ BMW-Peugeot Prince (2006)

Peugeot đã thành lập một liên minh khác thường với BMW trong năm 2002 để cùng thiết kế và chế tạo một gia đình động cơ 4 xi-lanh. Dự án có tên gọi là Prince, nó bao gồm nhiều cấu hình khác nhau như dung tích xi-lanh 1.4 hoặc 1.6 lít và hoặc hút khí tự nhiên hoặc tăng áp.

Động cơ Prince đã được lắp đặt cho Mini Hardtop và Peugeot 207 trong năm 2006. Sau đó, nó lại được lắp đặt cho nhiều mẫu xe khác bao gồm  307, 308, 208 và RCZ của Peugeot, cộng thêm  C3, C4 và C4 Picasso của Citroën cùng vô số cái tên nữa. Những biến bản khác của động cơ Prince đã được trang bị cho hầu hết thành viên của dòng sản phẩm Mini và các mẫu 114i, 116i, 118i và 320i của BMW. Lẽ ra nó đã cung cấp công suất cho cả Saab 9-3 thế hệ thứ ba, nhưng mẫu xe này đã không được hoàn thiện sản xuất.

BMW đã bắt đầu loại bỏ động cơ Prince khỏi toàn bộ sản phẩm đầu tư của họ trong cuối năm 2016. Nhà sản xuất xe Đức đã được thay thế nó với một thiết kế nội bộ. Bước sang năm 2018, Peugeot có kế hoạch tiếp tục đầu tư tiền để cải tiến động cơ Prince.

Fiat 500/Ford Ka (2007)

Hành trình không hồi kết để đạt được sự hợp lực của Fiat đã dẫn đến một mối quan hệ cộng tác với Ford. Trong cuối năm 2005, hai công ty đã thông báo kế hoạch đồng phát triển Fiat 500 thế kỷ 21 và Ford Ka thế hệ thứ hai. Fiat đã bắt đầu chế tạo mẫu 500 cùng với Panda ở nhà máy của họ tại Tychy, Ba Lan trong năm 2007, và bổ sung sản phẩm Ka trong một năm sau đó.

Subaru BRZ/Toyota 86 (2012)

Toyota đã mua lấy một phần nhỏ cổ phần ở Subaru trong năm 2005 và nhanh chóng đặt ra kế hoạch lấp khoảng trống ở cả hai dòng sản phẩm. Ở thời điểm đó, Toyota biết rằng Celica sẽ không thể bám trụ thêm được lâu nữa nên nó cần được thay thế. Subaru đã bỏ lại phân khúc coupe khi nó “chém” SVX trong năm 1996 và mong muốn quay trở lại. Hai công ty đã tận dụng mối liên minh mới để phát triển một mẫu coupe nhỏ bé, giá phải chăng làm lựa chọn thay thế mui cứng cho mẫu MX-5 Miata của Mazda.

Thiết kế mới đã tạm thời sử dụng bố cục 2+2, động cơ I4 từ Subaru và hệ dẫn động cầu sau. Công việc đã bắt đầu nhưng hai cộng sự đã trì hoãn dự án vô hạn trong năm 2009 bởi vì sự đi xuống của kinh tế thế giới. Mẫu Toyota GT86 và Subaru BRZ cuối cùng đã ra mắt năm 2012, muộn hơn 1 năm so với dự định.

Alpine A110/Caterham CT02 (2012)

Renault và Caterham đã thành lập một liên doanh trong năm 2013 để đồng phát triển một mẫu coupe tập trung vào trải nghiệm của tài xế và nhẹ cân. Họ đã nhắm tới các mẫu Alfa Romeo 4C, Porsche Cayman và Lotus Evora.

Lãnh đạo của hai hãng đã hứa hẹn tránh việc chỉ thay thế huy hiệu nhạt nhẽo và chia sẻ một ít phụ tùng thiết yếu. Thậm chí Caterham đã mạnh miệng dự đoán mẫu xe động cơ đặt giữa đầu tiên của họ sẽ biến họ trở thành một nhãn hiệu toàn cầu nhưng mối hợp tác đã tan vỡ trong quá trình phát triển vì nhiều lí do mà đến giờ vẫn chưa được tiết lộ rõ ràng.

Renault đã tự mình tiếp tục dự án và ra mắt Alpine A110 trong năm 2017, và mẫu xe mới đã nhận được nhiều lời tán dương của giới chuyên môn. Caterham đã hứa tiếp tục làm việc trên mẫu xe của họ mà không có sự giúp đỡ của Renault nhưng dường như số phận của mẫu xe này đã được đóng lại.

Renault Twingo/Smart Fortwo (2014)

Renault đã xem xét chuyển sang một thiết kế động cơ đặt sau khi họ bắt đầu phát triển Twingo thế hệ thứ hai. Họ đã đóng gói kế hoạch đó vì lí do chi phí nhưng ý tưởng đã tái xuất hiện khi quá trình phát triển mẫu thế hệ thứ ba bắt đầu. Lần này, công ty đã bắt tay với Daimler, công ty mẹ của Smart, để chế tạo Twingo, Fortwo thế hệ thứ ba, và phiên bản thứ hai của Forfour trên cùng một khung gầm cơ sở động cơ đặt sau.

Bạn cũng có thể thích