Đi tìm giá trị thực của ô tô khi không tính thuế

Giá chính thức của một xe ô tô trên thị trường sẽ bao gồm 55% giá vốn và 45% là thuế và chi phí bán hàng, lợi nhuận của đại lý.

Giá trị thực của ô tô

Việc hàng loạt các hãng xe giảm giá lớn và liên tục khiến nhiều khách hàng đặt nghi vấn, giá trị thực của ô tô là bao nhiêu và các đại lý xe ở Việt Nam đang kinh doanh với lãi suất cao?

Giá trị thực của ôtô

Giá trị thực có thể được hiểu là giá xe ô tô khi chưa cộng các khoản thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Đơn giản hơn, có thể nói nó là con số mà doanh nghiệp sản xuất bán cho đại lý phân phối. Còn theo kinh tế học, giá trị thực của ô tô có cách hiểu gần với khái niệm giá vốn.

Cụ thể, một chiếc ô tô khi bán cho đại lý có giá 500 triệu chưa tính thuế. Và sau khi cộng thêm thuế và phí lợi nhuận, giá chính thức đến khách hàng là 900 triệu. Theo đó, giá trị thực của ô tô là con số 500 triệu.

Những khoản thuế và phí mà đại lý cộng thêm vào giá trị thực gồm: thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), giá trị gia tăng (VAT) và chi phí bán hàng, lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong đó, thuế TTĐB và VAT đại lý sẽ trả cho hãng khi mua xe.

Công thức tính giá niêm yết của mỗi chiếc xe mà đại lý công bố sẽ như sau:

Giá niêm yết = giá vốn + thuế TTĐB + VAT + Chi phí bán hàng.

Trong đó, chi phí bán hàng sẽ gồm chi phí vận hành hệ thống bán hàng, marketing, quản trị, lợi nhuận doanh nghiệp. Ngoài ra, TTĐB sẽ tính dựa vào giá vốn, VAT bằng 10% của tổng giá vốn và TTĐB, chi phí bán hàng tính bằng 10-15% tổng giá vốn, TTĐB và VAT.

Ví dụ, một chiếc xe có giá vốn là 500 triệu thuộc phân khúc 2-2,5 lít, thuế TTĐB là 50%, chi phí bán hàng 10% và VAT 10%. Giá bán niêm yết từ đại lý sẽ là:

Giá bán xe ô tô niêm yết

Như vậy, giá bán của đại lý gần như cao gấp đôi so với giá vốn. Các chuyên gia trong ngành cho biết, đại lý thường thu về lợi nhuận là 5% giá xe. Theo đó, khi bán một chiếc xe có giá 1 tỷ, đại lý sẽ lãi 50 triệu. Con số này sẽ thay đổi phụ thuộc nhiều yếu tố như chính sách bán hàng từng hãng, độ nóng của mẫu xe trên thị trường.

Cơ cấu giá bán chính thức của ô tô

Tuy nhiên, đại lý cũng sẽ phải nộp thuế cho ngân sách nhà nước trong tổng số tiền bán một chiếc xe. Vì vậy, giá bán cao không có nghĩa đại lý sẽ lãi nhiều.

Giảm giá liên tục, đại lý bán lỗ

Thông thường, đại lý sẽ có vài chục triệu để đàm phán giá với khách hàng. Theo quy luật bán hàng, độ nóng của mẫu xe càng cao thì lợi nhuận đại lý thu về sẽ tăng. Trong khi đó, xe bán chậm và không có sức hút, đại lý phải chấp nhận bớt lãi, thậm chí lỗ để bán sản phẩm và thu hổi vốn quay vòng cho những đợt nhập hàng tiếp theo. Quy luật này không chỉ áp dụng cho thị trường ô tô.

Hiện tại trên thị trường, Honda CR-V và Mazda CX-5 đang có mức giảm giá cao. Theo đó, các chuyên gia nhận định đại lý của 2 hãng này sẽ phải chịu lỗ. Tuy khoản giảm giá này được hỗ trợ một phần từ nhà sản suất, nhưng phần lớn các đại lý phải chấp nhận để duy trì kinh doanh dài hạn.

Đại diện Trường Hải cho biết, công ty đã chịu lỗ từ lâu để giảm giá nhằm đạt doanh số. Trong khi đó, Honda thì hy sinh lợi nhuận của đại lý.

Giá ô tô giảm, đại lý lỗ

Thống kê cho thấy, mức giá hiện tại của CX-5 và CR-V đang thấp hơn Thái Lan, Indonesia và một số nước trong khu vực. Song thời điểm trước đó, giá bán 2 mẫu xe trên ở Việt Nam cao hơn so với những nước này, do chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam cao hơn cũng như chịu nhiều thuế, đặc biệt là thuế TTĐB.

Còn tại Mỹ, giá xe ở đây rẻ hơn rất nhiều so với Việt Nam, chỉ bằng khoảng 40-50%. Nguyên nhân chênh lệch giá cả giữa Mỹ và Việt Nam cũng tương tự như trường hợp các nước trong khu vực. Trong đó, Mỹ là một trong những nước sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, kéo theo việc toàn bộ linh kiện đều được cung cấp tại chỗ, không cần nhập khẩu như Việt Nam. Chính phủ cũng không đánh thuế cao. Vì vậy, giá xe rẻ hơn rất nhiều.

Bạn cũng có thể thích