Khám phá nghệ thuật sơn vân gỗ giả thủ công gần như bị “thất truyền” của xe ô tô
Được sử dụng tương đối phổ biến ở những mẫu xe cổ thập niên 1930′ và 1940′, tuy nhiên nghệ thuật sơn vân gỗ cho xe ô tô gần như đã bị “thất truyền” bất kể nó có thể cho ra đời một sản phẩm đẹp hơn cả gỗ thật.
Ngày xửa ngày xưa, các nhà sản xuất xe Mỹ từng thuê những người thợ lành nghề để sơn vân gỗ giả lên mặt táp lô và các miếng ốp trang trí nội thất. Nếu được làm đúng, sản phẩm “giả” có thể đẹp hơn cả hàng “thật.” Tuy nhiên ở thời đại ngày nay, chỉ còn rất ít những nghệ sĩ có thể tái hiện được phong cách làm nội thất này.
Chúng ta có thể tìm thấy những dấu tích về nghệ thuật sơn vân gỗ từ hàng nghìn năm trước, quay trở về thời kỳ Ấn Độ và Ai Cập cổ đại. Trải qua nhiều thế kỷ, nó vẫn là kỹ năng được đánh giá cao và được áp dụng rộng rãi. Bạn có thể tìm thấy hình bóng của nó ở mọi nơi, từ Cung điện Versailles cho tới các căn nhà Mỹ ở thời Thuộc địa.
Sơn vân gỗ giả là một thủ pháp thường được áp dụng ở những mẫu xe cổ điển
Phương pháp được sử dụng trong các nhà máy chế tạo xe có bắt nguồn từ những cỗ máy đếm tiền. Trong năm 1918, Công ty Máy đếm tiền Quốc gia Mỹ đã giới thiệu một quy trình in côngtua để làm ra bề mặt vân gỗ cho các cỗ máy của họ. Sau này, công ty đã bán bằng sáng chế cho một nhà cung cấp ở Detroit, người đã tiến hành cho thuê các tấm bảng và cây lăn sơn, và bán sơn lót nền và mực in cần thiết cho khoảng 65 nhà sản xuất ô tô khác.
Ở các nhà máy, những công nhân lành nghề sẽ tiến hành sơn vân gỗ cho các phụ tùng xe trước khi chúng được lắp đặt. Chất liệu sơn vân gỗ rẻ hơn đáng kể so với các lớp ốp gỗ thật vốn được ưa chuộng bởi những nhãn hiệu Anh Quốc, nhờ thế mà bất cứ một chiếc xe Mỹ nào, từ một chiếc Studebaker cho tới một chiếc Ford, đều có thể sở hữu một lớp trang trí gỗ nhìn như thật. Thậm chí kỹ thuật sơn vân gỗ còn được áp dụng cho cả phần ngoại thất của xe, như người ta được thấy ở những mẫu có thân vỏ “tin woodie” của đầu thập niên 1950’.
Keith Payne, một cựu giám đốc marketing và vấn đề công chúng, đã học về quá trình này cỡ 10 năm trước với chính mẫu xe Chevrolet Special DeLuxe 1941 của mình. Đối với lần thử nghiệm đầu tiên, ông ấy đã mua một bộ kit sơn vân gỗ. “Phải mất nhiều lần làm lại cho tới khi tôi cảm thấy hài lòng với sản phẩm hoàn thiện,” ông ấy nói. Tiếp đó, ông Payne đã sơn vân gỗ cho chiếc Dodge 1938 của bố mình, và rồi làm luôn cho cả chiếc Buick 1938 của mình nữa. Ông ấy thích thú với công việc này đủ để mở một cửa hiệu riêng mang tên Old Dominion Oyster Restorations ở thị trấn Purcellville, bang Virginia, Mỹ.
Quá trình thực hiện được làm thủ công và phức tạp với nhiều bước tỉ mỉ
Quá trình thực hiện sơn vân gỗ đượcc tiến hành như sau: Đầu tiên, ông Payne lột phần mặt táp-lô hoặc tấm nẹp trang trí ra và rồi đánh bóng chúng bằng giấy ráp nhiều lần, cho tới khi bóng mượt nhất có thể. Tiếp theo đó, ông ấy sử dụng một dung dịch chuẩn bị sơn, và thực hiện các bước phủ một lớp sơn nền ăn mòn, rồi xịt một lớp sơn lót có cấu trúc cao để đảm bảo một bề mặt rất mượt, và sau nữa là sơn màu nền cơ bản thích hợp lên.
Bản thân lớp vân gỗ được thực hiện bằng các cây lăn với phần hoa văn lấy từ một tấm bảng thép được khắc đặc biệt. Ông Payne chuẩn bị tấm bảng bằng cách tạo ra một tổ hợp vân đẹp mắt với một con dao bác sĩ – một lưỡi dao dài mảnh, loại mà các bác sĩ sử dụng ở thế kỷ 19 để trộn thuốc và rải dung dịch. Quét một cây lăn sillicon mềm, thứ có thể lăn lên cả bề mặt không bằng phẳng, lên trên tấm bảng thép đã phủ đầy mực in, ông Payne lấy hình ảnh hoa văn vân gỗ, rồi từ từ đưa cây lăn lên tấm ốp mặt táp-lô hoặc tấm nẹp trang trí.
Ngay cả những chi tiết bề mặt không hề bằng phẳng cũng vẫn có thể được sơn vân gỗ giả
“Quan trọng là phải ép mạnh tay đủ để chắc rằng cây lăn sẽ chạm tới bề mặt và lấp đầy cả những kẽ hở nhỏ,” ông Payne nói. “Đây là chỗ phải cần đến tay nghề. Không phải kẽ hở nhỏ nào cũng như nhau.” Để có thể tạo ra lớp vân đẹp mắt và hòa trộn hợp lý cần những lượt quét khéo léo với nhiều cây lăn khác nhau. Bên cạnh đó, việc tiếp cận tới từng bộ phận cũng không đơn giản. “Tôi gần như không thể quét sơn lên một mặt táp-lô nếu nó vẫn ở trong xe. Nếu một tấm ốp táp lô được hàn chặt vào xe, thì kính chắn gió phải được tháo ra để có thể lăn hoa văn vân gỗ.”
Nhiều thập kỷ trước, các nhà máy chế tạo xe ô tô đã thực hiện phương pháp sơn này. Các công nhân còn sử dụng cây cọ để có thể tiếp tục sơn vân lên những chỗ không thể phủ bởi cây lăn. Một số dạng vân cho ra hình ảnh đẹp hơn nếu được ép mạnh bằng cây lăn. Một số khác lại không cần phải ép mạnh tay đến thế. Một lớp vân gỗ sẽ cần nhiều ngày làm việc để hoàn thành, và những kiểu vân phổ biến nhất có thể kể đến như mắt gỗ cây du Carpathian, gốc cây ốc chó, cây gụ, cây thích mắt chim, và cây thích quăn.
Old Dominion Oyster Restorations là một cửa hàng hiếm hoi còn thực hiện nghệ thuật sơn vân gỗ giả
Phục hồi lại kiến thức này cần nhiều công sức nghiên cứu và luyện tập. Ông Payne phải dùng nhiều cuốn sách chuyên môn cho câu lạc bộ xe và tạp chí câu lạc bộ làm tài liệu tham khảo, và các chất liệu nhà máy khi ông có thể tìm ra chúng. “Khi tôi làm cho ngày một nhiều xe hơn, tôi dần dần xây dựng bộ kiến thức cơ bản của mình, và làm cả bảng ghi chú nữa, bởi tôi không thể nhớ được hoa văn vân nào được sử dụng cho series xe gì. Trên thực tế, màu sắc hoặc hoa văn vân có thể thay đổi theo mẫu hoặc series,” ông chia sẻ.
Sau khi sơn vân gỗ, ông Payne còn tiếp tục làm sạch lớp sơn ngoài ít nhất 4 lần bằng uretan, đánh bóng bằng giấy ráp ướt sau mỗi lần làm sạch, quá trình tiến hành cho tới một lần đánh bóng bằng giấy ráp ướt cuối cùng với loạt giấy 2500. Và rồi ông ấy kết thúc với một quá trình phủ thuốc đánh bóng 3 cấp. “Nó là quả một quá trình sử dụng nhiều sức lao động,” ông Payne nói.
Để hoàn thiện một sản phẩm, một người thợ thủ công phải mất hàng chục giờ lao động vất vả
Ông Payne chắc rằng các nhà máy ô tô thời xưa có thể hoàn thành công việc này nhanh hơn, nhưng họ không hoàn thiện từng phụ tùng ở cấp độ hoàn hảo như ông đang làm. Tuy nhiên, số giờ lao động cần thiết cao đã đẩy phương pháp này ra khỏi dây chuyền lắp ráp. Khi mức lương tăng lên sau Thế Chiến II, các nhà sản xuất ô tô đã lựa chọn những chất liệu dễ ứng dụng hơn và cũng đột nhiên trở nên thời thượng hơn, ví như bọc đệm da. Lớp vân gỗ giả ở xe hiện đại chủ yếu tới từ các máy in.
Trên những dàn sấy khô ở Old Dominion Oyster Restorations, các lớp vân gỗ giả vừa được sơn ánh lên những tia sáng đẹp mắt. Chúng nhìn giống gỗ hơn bất cứ lớp ốp gỗ thật nào được dùng trong những xe hạng sang cao cấp. Sản phẩm hoàn thiện khiến công sức bỏ ra xứng đáng đối với ông Payne, cũng như chuyện bảo tồn một kỹ nghệ hiếm. “Đảm bảo kỹ nghệ này có thể vẫn được thực hiện, và những tài liệu mà tôi đã tích lũy vẫn sẽ được sử dụng là một chuyện quan trọng,” ông nói.
>>> David Brown Automotive – Công ty chế tạo “xe cổ pha hiện đại” hàng đầu Anh Quốc