Khám phá nhà máy Holden Special Vehicles: Nơi làm ra những chiếc xe tuyệt vời cho nước Úc

Holden Special Vehicles là dây chuyền lắp ráp xe Úc cuối cùng trên chính đất nước này, sau khi Ford, Holden và Toyota đều đã đóng cửa nhà máy của mình.

Kể từ năm 2018, những chiếc Holden Commodore gốc Úc sẽ không còn xuất xưởng nữa. Nguyên nhân là do Holden Special Vehicles (HSV) đã quyết định cho dừng hoạt động dây chuyền lắp ráp các mẫu xe dựa theo dòng Holden Commodore tại xứ sở chuột túi vào cuối năm ngoái.

Bắt đầu hoạt động từ năm 1987, HSV đã sản xuất ra hơn 90.000 chiếc xe trong suốt hơn 30 năm, hầu hết đều dựa trên dòng Holden Commodore V8 được thiết kế và chế tạo nội địa. Trong suốt 22 năm, HSV đã đặt trụ sở chính ở một khu công nghiệp nằm ngoài khu ngoại ô Clayton của thành phố Melbourne, Úc.

Tuy nhiên, khi không còn chế tạo xe dựa trên Holden Commodore nữa, công ty này chuyển sang một nhà máy mới hiện đại hơn và cũng đối mặt với những thử thách mới. Những thử thách đó bao gồm phát triển một phiên bản hiệu suất cao của Holden Colorado được gọi là SportsCat hay chuyển đổi mẫu coupé Chevrolet Camaro và bán tải Silverado sang tay lái bên phải. Dòng Holden ZB Commodore mới nhập khẩu không nằm trong kế hoạch này nên đây là một thời khắc chuyển giao mang tính lịch sử.

HSV là dây chuyền lắp ráp xe Úc cuối cùng trên chính đất nước này, sau khi Ford, Holden và Toyota đều đã đóng cửa nhà máy tại xứ sở chuột túi. Có thể nói rằng đây chính là sự kết thúc của một thời đại vàng son. Để đánh dấu cột mốc này, hãy cùng chúng tôi dõi theo quá trình lắp ráp GTSR W1 – mẫu xe “cơ bắp” được phát triển dựa trên Holden Commodore – tại nhà máy HSV dưới đây.

Nhập phụ tùng

Mở đầu quy trình lắp ráp theo dây chuyền địa phương này, hệ thống giám sát bằng máy tính của HSV nhận được thông tin về một chiếc Commodore Holden được chuyển tới từ nhà máy Elizabeth tới Clayton qua số VIN. Số VIN này cho phép HSV nhận biết mẫu xe và màu sắc để đặt phụ tùng từ các nhà cung cấp. Một chiếc VFII Commodore đời F2 của HSV cần tới 400 phụ tùng mới từ 200 nhà cung cấp đến từ 20 quốc gia khác nhau để được lắp ráp hoàn thiện.

Bởi nhà máy Elizabeth của Holden tại ngoại ô Adelaide đã đóng cửa từ tháng mười năm ngoái nên HSV đang hoàn thiện nốt những đơn đặt hàng cuối cùng cho mẫu xe Commodore. Như thường lệ, những chiếc xe này được lắp đặt tại Elizabeth cùng động cơ LSA V8, hộp số, bộ vi sai và phần nội thất HSV đầy đủ. Chúng được chuyển nguyên chiếc đến nhà máy tại Clayton, sau đó được tháo rỡ, vệ sinh và kiểm tra trước khi đưa vào dây chuyền lắp ráp.

Một khi quá trình lắp ráp bắt đầu, trạm dừng đầu tiên sẽ là khu kỹ thuật điện, nơi lắp đặt các nút chỉnh, mô-đun EDI bổ sung thông tin cho màn hình trung tâm, vô lăng bọc Alcantara và cần số. Đồng thời, tại đây đèn đỗ xe được tháo bỏ khỏi cụm đèn pha.

Không có quy trình nào cần đến hàn điện hay đảo dây, mọi thứ đều theo quy chuẩn “cắm là chạy”. Holden sản xuất ra những chiếc xe này cùng bộ dây dẫn tương thích với HSV, thậm chí phía dưới hộp điều khiển trung tâm còn có sẵn mô-đun để tài xế thay đổi cách dùng theo sở thích.

“Trái tim” của W1

Chiếc GTSR W1 giờ đã được chuyển ra khỏi dây chuyền lắp ráp chính. Động cơ LSA V8 dùng cho dòng Holden Commodore nguyên bản được thay thế bằng LS9 V8 có công suất tối đa 635 mã lực. Hộp số TR6060 Tremec và hệ thống giảm xóc Supashock cũng được lắp đặt trong giai đoạn này.

Động cơ, hộp số và thanh giằng trước tiêu chuẩn, tất cả đều nằm gọn trong khung K-frame của động cơ, được đưa vào từ dưới gầm xe. Điều này đảm bảo việc tháo lắp không ảnh hưởng gì đến thân vỏ, không lo làm xước sơn hay làm rối sắp xếp bên trong.

Lúc này, hệ dẫn động và các thanh giằng được tháo khỏi khung K-Frame và các chi tiết mới được bắt vít. Khi khoang động cơ trống trơn, đã đến lúc điều chỉnh một số chi tiết để tạo khoảng trống xung quanh cầu chì và mô-đun ABS sẽ được điều chỉnh một chút. Nguyên nhân là do máy dao điện của động cơ LS9 V8 đặt ở vị trí cao hơn bên phía ghế lái chứ không phải phía dưới ghế hành khách như máy LSA V8.

Khi động cơ được hoàn thiện, bạn sẽ dễ dàng thấy nó được nhồi nhét kinh khủng như thế nào. Các-te khô khô trông như vừa bị đập te tua nhưng thực tế nó phải được thiết kế với hình dáng đặc biệt như vậy mới có thể chui vừa vào khoang động cơ.

Kể cả khi động cơ được lắp lại vào xe, vẫn còn khá nhiều công đoạn cần hoàn thiện. Việc chuyển đổi từ động cơ LSA sang LS9 dẫn đến việc có ít nhất 100 phụ tùng mới được bổ sung vào dây chuyền sản xuất. Sau khi hệ thống xả, điều hòa nhiệt độ, giảm xóc sau và các phụ tùng khác được lắp đặt, động cơ LS9 được cho chạy thử để đảm bảo rằng mọi thứ đã thật sự trôi chảy.

Còn các động cơ LSA, sau khi bị thay ra sẽ được gửi trở lại Holden để trở thành linh kiện dự trữ.

Con người và không gian

Có khoảng 70 công nhân hoạt động trên dây chuyền lắp ráp tại Clayton, cùng với đó là khoảng 30 người khác làm việc tại các cửa hàng. Mỗi ngày, họ có thể hoàn thành 20 chiếc xe, 4 hoặc 5 trong số đó là những chiếc W1.

Nhân viên gạo cội nhất ở đây là ông Ian Maddicks, người đã làm việc tại HSV suốt 21 năm qua.

Ông cho biết: “Kể từ khi tôi bắt đầu làm việc tại đây, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Từ thời VR/VS, những chiếc xe được chế tạo bởi từng nhóm kỹ sư, sau đó chuyển sang cho nhóm làm thân xe, và cuối cùng là nhóm kỹ thuật điện.”

Sau khi xuất hiện công nghệ VT, chúng tôi chuyển sang sử dụng dây chuyền lắp ráp cho tới tận bây giờ. Mọi thứ đã thay đổi rất nhiều, cùng với đó số người trong đội ngũ của chúng tôi cũng tăng dần lên theo.

Đối với Ian, một người sở hữu xe HSV, đây chính là công việc trong mơ của ông.

Điều tuyệt vời nhất là tôi luôn yêu thích xe cộ, tôi quan tâm đến những chiếc hot-rod và tôi thực sự thích thương hiệu HSV.

Kể từ khi tôi bắt đầu làm việc ở đây, tình cảm đồng nghiệp thực sự quá tuyệt vời. Chúng tôi như là một gia đình lớn vậy.

Tôi có mua một chiếc ClubSport 1993. Trước tôi, nó chỉ có một tài xế khác sử dụng, vậy nên mọi thứ vẫn tốt, chỉ trừ phần thân xe, nước sơn đã bạc gần hết và có một vài vết xước, vậy nên tôi không lái nó mà bảo dưỡng hoàn toàn. Giờ đây gần như nó chỉ nằm im’trong gara của tôi thôi.

Niềm đam mê như của ông Ian luôn tràn ngập nơi đây. Trên những bức tường của nhà máy, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những chiếc xe đường trường, xe du lịch, biệt đội siêu xe, những tay đua huyền thoại… kéo dài qua các năm.

Không gian nhà máy trông cũng có chút gì đó cũ kĩ, lớp sơn bạc màu trái ngược với những chiếc xe mới cóng xếp hàng dưới ánh đèn huỳnh quang. Dưới mái nhà thấp này, không khí luôn nóng nực bất kể thời tiết bên ngoài. Quạt chạy liên tục để giúp các công nhân thoải mái. Ian nói rằng ông cũng sẽ không nhớ nơi này lắm khi chuyển đến làm việc ở nhà máy mới.

Nhà máy mới khiến chỗ này trông thực sự cũ kĩ và tàn tạ đấy. Nó to hơn nhiều – một tòa nhà rộng lớn giúp chúng tôi không bị hạn chế về không gian như ở đây.” Ian nói.

Thành hình

Sau khi công đoạn lắp đặt hệ dẫn động và giảm xóc được hoàn thành là đến khâu buồn chán nhất đối với những chiếc W1 đã qua. Giờ đây, xe được đưa trở lại dây chuyền lắp ráp cùng với những chiếc GTSR, Clubsport, Maloo và đôi khi là Tourer.

Khi đầu xe, chắn bùn trước bằng nhựa, cánh lướt gió bên sườ, phần đuôi xe và cánh gió lần lượt được lắp ráp, W1 bắt đầu cho thấy những đặc điểm riêng trong thiết kế của mình. Công đoạn “làm đẹp” cuối cùng là gắn logo và nhãn dán ở cửa kính sau.

Kế đến là công đoạn lắp bộ phanh AP Racing cỡ lớn, vành xe 20 inch cùng bộ lốp semi-slick Pirelli Trofeo R khi xe được đưa đi “đánh võng” vài vòng nhằm thử nghiệm hệ thống treo. Công đoạn giám định cuối cùng bao gồm cân chỉnh bánh xe, tải chương trình và kiểm tra tổng thể tất cả các phụ kiện đã được lắp ráp xem có lỗi gì không.

Một vài chiếc xe ngẫu nhiên sẽ được chọn ra từ dây chuyền để kiểm định chi tiết hơn. Bước hoàn tất là nhiệm vụ của hệ thống an ninh DataDot.

Tổng kết, từ khi được chuyển tới Clayton cho tới trạng thái sẵn sàng giao cho đại lý, 1 chiếc W1 mất khoảng 6 ngày “du ngoạn” trên dây chuyền của HSV. Thật đáng buồn khi nghĩ đến việc chiếc W1 mà chúng ta vừa theo dõi trên đây sẽ là một trong những chiếc xe sản xuất tại Úc cuối cùng mà HSV chế tạo, nhưng ít nhất, đó là một kết thúc đầy tự hào.

>>> Tận mắt khám phá trụ sở chính của Mercedes-AMG

Bạn cũng có thể thích