Thị trường ô tô trưởng thành giúp tạo nên một nền văn hóa xe ở Trung Quốc
Ông Giả Diên Lương, người thiết kế hình dáng và nội thất cho mẫu Hồng Kỳ CA770 kinh điển trong năm 1964, nói rằng văn hóa ô tô Trung Quốc đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Không ít người dân Trung Quốc ở độ tuổi 30-40 vẫn nhớ về một thời xa xưa, khi những chiếc xe ô tô là một thứ rất hiếm trên đường phố của đất nước mình. Trong 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã tự biến hóa từ một vùng đất toàn xe đẹp thành một thị trường xe ô tô toàn cầu, nơi có sự hiện diện cả rất nhiều nhãn hiệu xe và mẫu xe nước ngoài lẫn nội địa đi trên đường phố.
Đối với các gia đình Trung Quốc, chuyện mua đến hai hoặc ba chiếc ô tô đang ngày một trở nên phổ biến hơn. Ô tô đang giúp mở rộng cuộc sống của người dân Trung Quốc trên nhiều phương diện. Nhưng bên cạnh đó, chúng cũng đã trở thành một biểu tượng của tính cá nhân.
Lái chiếc SUV nhập khẩu Volkswagen Touareg có giá 800.000 nhân dân tệ (hơn 2,8 tỷ Đồng), chị Lí, CEO của một công ty sáng tạo và văn hóa, đã từng thực hiện những chuyến đi dài từ Bắc kinh tới vùng tây nam Tây Tạng đến 4 lần kể từ năm 2014.
Volkswagen Touareg 2019
Trong một đêm năm 2015, chị LÍ đã gặp một cơn bão lớn trên đường tại vùng địa phương Tây Tạng. “Không có đèn đường, tôi không chắc xe mình đã bị chệch khỏi lộ trình đã lên kế hoạch hay chưa,” chị Lí kể lại. “Sau đó chiếc xe bị trong tuyết lớn, khiến tôi vô cùng hoảng sợ.”
May mắn cho chị Lí, với sự giúp đỡ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở gần đó, chị và chiếc xe đã được kéo ra khỏi đống tuyết. Từ thời điểm đó, chiếc xe không chỉ đơn thuần là một phương tiện đối với chị Lí, nó còn là một người bạn đồng hành cùng chị qua hoạn nạn khó khăn.
Câu chuyện của chị Lí có sự gắn kết tới lịch sử Trung Quốc. Trong năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa, cho phép hàng trăm triệu người dân Trung Quốc được sở hữu xe tư nhân. Cho tới cuối năm 2016, số lượng xe tư nhân ở Trung Quốc đã chạm con số 165,59 triệu chiếc.
Dựa theo dữ liệu mới phát hành từ Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Trung Quốc, đất nước này đã sản xuất khoảng 29 triệu chiếc xe ô tô trong năm ngoái và bán được 28,9 triệu chiếc, đứng số 1 thế giới trong 9 năm liên tiếp.
Cảnh tượng ùn tắc giao thông trên đường phố thành thị Trung Quốc ngày nay
“Khi một đất nước có sản lượng lớn về cả sản xuất và tiêu thụ ô tô đến thế, giờ là lúc thích hợp để bàn luận về văn hóa đằng sau ngành công nghiệp đang bùng nổ đó,” chị Lí nói.
Dựa theo Viện bảo tàng Ô tô Bắc Kinh, văn hóa ô tô bao gồm cả chất liệu và các đặc tính biểu tượng của xe. Văn hóa ô tô tồn tại khi chúng vươn xa khỏi khuôn khổ phương tiện di chuyển và ảnh hưởng tới cuộc của con người và phát triển xã hội.
Văn hóa ô tô trên đường phố Trung Quốc
Trong năm 1994, Trung Quốc đã phát hành chính sách ngành ô tô đầu tiên, khuyến khích người dân mua xe tư nhân trong khi cấm các cơ quan chính phủ địa phương can thiệp vào chuyện mua xe hợp pháp của người dân hoặc sử dụng qua việc hành chính hoặc mục đích kinh tế.
Kể từ khi đó, nhiều gia đình Trung Quốc đã mua chiếc xe đầu tiên của họ. Ông Vương Siêu, chủ tịch của Kaiyun Motors, hiểu rằng vẫn còn quá sớm để Trung Quốc có một nền văn hóa xe của riêng nó. “Khách hàng quan tâm nhiều hơn tới hiệu suất động lực học, dáng vẻ, và giá cả của xe,” ông Vương nói.
Ở Trung Quốc, người ta cũng có thể tìm thấy những bộ siêu tập xe cổ mang vai trò ghi chép lại lịch sử và văn hóa ô tô. “Nhưng chúng chỉ là một sở thích thiểu số,” ông Vương nói.
Hình ảnh từ Viện bảo tàng Xe cổ Bắc Kinh
Nhờ sự phát triển của công nghệ, các website và ứng dụng smartphone đang cung cấp hàng tấn thông tin về phát hành xe mới, so sánh giá cả, và đánh giá hiệu suất. Trang web về ô tô hàng đầu Trung Quốc, Yiche.com đã tiếp nhận 151 triệu lượt xem trang hàng ngày trong quý III năm 2017. Trong khi đó, người ta rất khó tìm kiếm một kênh về lịch sử và văn hóa ô tô ở Trung Quốc.
Hồng Kỳ là một trong những nhãn hiệu ô tô Trung Quốc nổi tiếng nhất. Ông Giả Diên Lương, người thiết kế hình dáng và nội thất cho mẫu Hồng Kỳ CA770 kinh điển trong năm 1964, nói rằng văn hóa ô tô Trung Quốc đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tương tự các cường quốc ô tô như Mỹ.
“Trung Quốc đang thấy lượng tiêu thụ xe lớn,” ông Giả nói. “Chúng ta có thể thấy cảnh tắc đường ở cả những thị trấn xa xôi. Kiến thức về văn hóa và nguồn gốc của nhãn hiệu vẫn là thứ cần thiết cho các tài xế nếu họ thực sự hi vọng muốn biết về xe của mình.”
Lịch sử vẻ vang của ô tô Trung Quốc
Trong năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã giao nhiệm vụ chế tạo một mẫu sedan nội địa cao cấp cho công ty First Automobile Works (FAW), đặt tên nó là Hồng Kỳ để kỷ niệm 10 năm ngày Quốc Khánh của Trung Quốc diễn ra vào năm 1959.
Logo của mẫu sedan này có chữ thư pháp của Chủ tịch Trung Quốc – Mao Trạch Đông và một lá cờ đỏ. Dòng sản phẩm CA77X đã được sử dụng làm xe sedan diễu hành Quốc Khánh Trung Quốc và phương tiện cho các chính khách kể từ đó.
Hồng Kỳ CA770 là một mẫu sedan mang tính biểu tượng
Trong khi thiết kế nên chiếc Hồng Kỳ, ông Giả đã lấy nguồn cảm hứng từ đướng nét và họa tiết của đồ gỗ triều đại Nhà Minh. “Văn hóa truyền thống Trung Quốc cung cấp nguồn cảm hứng lớn cho các nhà thiết kế ô tô nội địa,” ông Giả nói. “Trong khi đó, các nhà thiết kế chúng tôi nên biết thêm về những xu hướng của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và hiểu đối tượng khách hàng của sản phẩm.”
Ông Vương Siêu nói rằng văn hóa ô tô của một đất nước có tính tương quan với khả năng sản xuất của nó. “Khi chúng tôi có nhiều mẫu xe xuất sắc và kinh điển hơn, cảm giác nhãn hiệu và sở hữu thứ giá trị sẽ cải thiện trong số khách hàng,” ông Vương nói.
Hơn nữa, các công ty xe Trung Quốc ngày nay cũng rất tích cực bắt tay với những nhãn hiệu nước. Ví như FAW Group, thành lập năm 1953 và có trụ sở ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, có những cơ sở liên doanh với Volkswagen và Toyota. FAW hứa hẹn sẽ giới thiệu 17 mãu xe mới, hầu hết là xe điện, cho tới năm 2025. Tại Bắc Kinh, BAIC Group đã bắt đầu hợp với Chrysler của Mỹ và thành lập nhà máy liên doanh ô tô đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1984.
Năng lượng mới, làn sóng mới của ô tô Trung Quốc
Chị Lí đã bỏ lại chiếc SUV Volkswagen Touareg ở Tây Tạng sau hành trình dài cuối cùng tới đó. Trong năm 2016, chị ấy đã mua một chiếc xe mới, mẫu sedan điện Model S nổi tiếng được sản xuất bởi Tesla.
Tesla Model S ra mắt ở thị trường Trung Quốc
“Xe năng lượng mới vươn xa khỏi cái mà người ta hay gọi là một ‘ngành mới nổi.’ Thay vào đó, chúng ta là điềm báo cho một hiện tượng nền văn hóa xe đang trỗi lên ở Trung Quốc,” chị Lí nói.
Dựa theo chỉ số thống kế được phát hành bởi Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Trung Quốc, trong năm 2017 đã có 794.000 chiếc xe năng lượng được sản xuất và 777.000 chiếc được bán ở Trung Quốc, với tỷ lệ tăng trưởng năm-trên-năm đạt 53,8% và 53,3%, lần lượt. Cho tới lúc này, 107 thành phố ở Trung Quốc đã quyết định cấp biển xe dành riêng cho xe năng lượng mới, bao gồm cả Bắc kinh.
Ông Lí Bân, người sáng lập và CEO của công ty xe điện NIO, dự đoán ràng trong thập kỷ tới, xe điện thông minh sẽ trở nên phổ biến, và ảnh hưởng của chúng sẽ giống như những gì smartphone đang thay đổi cách con người giao tiếp và sinh sống.
NIO ES8 là một mẫu xe điện cạnh tranh Model X của tesla
Ông Lí Bân tiếp tục nói rằng mặc dù trong thời đại động cơ đốt trong, ngành ô tô Trung Quốc đã bị tụt lùi phía sau các đối thủ phương Tây, các công ty Trung Quốc đã đi tiên phong trong lĩnh vực mới là xe điện thông minh.
Trong vòng 5 năm qua, tổng số lượng xe năng lượng mới trên toàn Trung Quốc đã chạm ngưỡng 1 triệu chiếc, cao nhất trên thế giới.
Ông Lí Bân cho rằng sự tiến bộ trong công nghệ tự động lái, trí thông minh nhân tạo và dịch vụ đám mây sẽ tái định nghĩa xe ô tô tương lai, khiến chúng không chỉ đơn thuần là phương tiện di chuyển nữa, mà còn là không gian sống của con người.
“Xe điện thông minh là một cơ hội quý báu cho ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc,” ông Li Bân khẳng định.