Chân dung người thợ máy duy nhất ở Bắc Mỹ “được phép” động vào siêu xe McLaren F1
Bảo dưỡng siêu xe McLaren F1 là một công việc phức tạp và có tính tỉ mỉ đến mức cả khu vực Bắc Mỹ chỉ có lấy một người được đào tạo bài bản từ chính nhà sản xuất.
Ở một địa điểm bí mật trong một căn nhà kho không có cửa sổ, Kevin Hines của chi nhánh McLaren Philadelphia là người duy nhất ở Mỹ có đủ giấy phép để động tay vào chiếc xe F1 của bạn. Để có thể thực hiện công việc vô cùng đặc biệt của mình, Kevin có trong tay một cuốn tài liệu hướng dẫn vô cùng quý giá.
Lật qua từng trang, bạn sẽ thấy đấy là những văn bản ghi chép, những hình vẽ minh họa, những bức ảnh mà mỗi thứ lại nắm giữ một mảnh ghép bé nhỏ để tạo nên một trong những mẫu xe vĩ đại nhất và nổi tiếng nhất lịch sử từng ra đời hồi đầu thập niên 1990: McLaren F1.
Chỉ tay vào một hình giải đồ vẽ bằng tay nằm trong góc của một trang, anh Hines nói: “Đôi khi bạn thấy những ghi chú thế này.” Cuốn sách hướng dẫn từng thuộc về đội ngũ kỹ sư Ở BMW, những người chịu trách nhiệm cho động cơ V12, dung tích 6.1 lít ở trái tim của F1. Mỗi động cơ, mỗi xi-lanh của của mỗi động cơ, đều được độ để mang tới những sự thay đổi nhỏ nhất. Các chuyên gia đã bổ sung thêm ghi chút khi họ học cách cải thiện động cơ này.
Hầu hết những người mê xe trên thế giới ở độ tuổi trung niên đều yêu mến và tôn trọng McLaren F1, mẫu xe đắt nhất, mạnh nhất, và nhanh nhất của giai đoạn thanh xuân của họ. Kevin Hines sống cùng nó, tôn sùng nó. Và trong vai trò là kỹ thuật viên F1 được đào tạo bài bản duy nhất ở Bắc Mỹ, anh ấy có trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn, và bảo dưỡng mảnh ghép này của lịch sử ô tô thế giới.
Ở chính căn nhà kho không cửa sổ, nằm tại điểm cuối của một khu công nghiệp vô danh, trong một khu ngoại ô rất điểm hình này, anh Hines dành hết thời gian để tu luyện tay nghề của mình. Là một kỹ thuật viên cấp cao cho chi nhánh McLaren Philadelphia, một đại lý ở West Chester, anh Hines đã làm việc trên những mẫu McLaren mới kể từ khi MP4-12C ra mắt.
Kể từ năm 2016, McLaren đã quyết định thàng lập một trung tâm dịch vụ F1 mới ở Mỹ. Trước đó, BMW Bắc Mỹ từng giữ các kỹ thuật viên McLaren được đào tạo bài bản ở những cơ sở nhà máy tại New Jersey và California, nhưng nhà sản xuất ô tô Đức đã ngừng dịch vụ này gần đây.
Ở Bắc Mỹ, số lượng xe F1 là đủ nhiều để McLaren thành lập một trung tâm dịch vụ chính thức, bởi việc gửi một chiếc xe tới trụ sở chính của McLaren ở Woking, hoặc cho một kỹ thuật viên bay sang Mỹ mỗi khi cần sửa chữa gì đó quan trọng là các biện pháp quá phức tạp.
Hines, với kinh nghiệm ở bộ phận dịch vụ của McLaren Philadelphia và nhiều năm lái và làm việc trên xe đua của riêng anh ấy, đã được mời đến tham gia đào tạo ở MSO Heritage, cánh tay của bộ phận McLaren Special Operations chuyên tâm phục vụ các chủ xe F1. Anh ấy đã học tập dưới sự dẫn dắt của Pani Tsouris, kỹ thuật viên xe McLaren F1 phục vụ lâu năm nhất và có lẽ là người đàn ông với nhiều km trong một chiếc F1 nhất trên thế giới.
Ở MSO Heritage, Hines đã được hướng dẫn quá trình lái thử của McLaren F1. Nó là một danh sách cực kỳ khắt khe, đo lường mọi khía cạnh của chiếc xe như khả năng gia tốc, phanh và khả năng xử lý. Tất nhiên, nó cần đến một đường chạy thử nghiệm khép kin, và trong trường hợp này là Dunsfold Aerodrome, nơi trước đây từng là một sân bay.
Công xưởng của Hine nằm cách xa nhiều km từ trung tâm dịch vụ chính của McLaren Philadelphia. Nó còn rất khác biệt so với những gì bạn có thể thấy ở một công xưởng máy móc thông thường. Mọi thứ ở đây thật yên tĩnh, sắp xếp đâu vào đấy, và sạch sẽ vô cùng.
Kỹ thuật viên F1 duy nhất ở Bắc Mỹ chỉ yếu làm việc một mình. “Trước khi đi ngủ vào buổi tối, tôi nghĩ về tất cả những con bulông mà tôi đã vít chặt ngày hôm đó,” anh Hines nói. “Nếu có một người khác làm việc trên chiếc xe, quá trình tự kiểm tra đó gần như la bất khả thi.”
Quá trình làm việc của anh ấy cũng có tính ngăn nắp, trầm ngâm. Nó bắt đầu từ lâu trước khi anh ấy thực sự động tay lên một chiếc F1. “Tôi luôn để ra vài phút trước khi tôi lại gần một chiếc xe,” Hines nói. “Được rồi, đây là chuyện diễn ra ngày hôm nay, đây là điều tôi phải làm.”
Mẫu F1 yêu cần bảo dưỡng thường xuyên ngay cả khi nó không được lái. Có một dịch vụ bảo dưỡng hàng năm, kiểm tra chiếc xe để đảm bảo rằng, nếu chủ xe muốn “thử nghiệm” giới hạn tốc độ 370 km/h, chiếc xe sẽ thực hiện nhiệm vụ ngon lành. Cứ mỗi 5 năm, hệ dẫn động được đặt ở khoang phía sau chỗ ngồi hành khách, lại có thể được lấy ra để thay thế.
“Bạn có thể thấy các tính cách khác nhau của những người đã từng làm việc trên chiếc xe,” anh Hines chia sẻ. “Người cuối cùng đã động tay vào chiếc xe này là Pani. Mọi thứ đều thật tỉ mỉ, tất cả dây buộc đều được đặt vào chỗ một cách hoàn hảo, và tất cả đầu dây đều được sắp xếp vào hàng ngũ. Các ống xả được căn chỉnh miễn chê. Chiếc xe xứng đáng hưởng những chi tiết nhỏ nhặt này.”
Hines có dành nhiều thời gian làm việc trên cả những mẫu McLaren hiện đại, đặc biệt là mẫu P1; và trước khi trở thành một chuyên gia siêu xe Anh Quốc, anh ấy từng dành hơn một thập kỷ trong vai trò kỹ thuật viên Porsche. So sánh F1 với những cỗ máy ngày nay, anh ấy nói: “Đây là một thành quả máy móc tuyệt vời. Bạn không thực sự có thứ này nữa. Rất nhiều công việc ngày nay là việc kỹ thuật số. Nó là có hoặc không, cố định hay không cố định.”
“Đai ốc là đai ốc, bulông là bulông,” Hines nói tiếp. “Nhưng cách những đai ốc và bulông được lắp ráp mới là quan trọng. Bạn có thể đến nhà kho ở MSO, nhặt tất cả phụ tùng trên giá, và lắp chúng lại với nhau. Nhưng nếu bạn không làm việc đó theo một cách rất cụ thể, nó sẽ không có hiệu quả như mong đợi. Đó là điều tôi yêu về công việc này. Nó có tính cổ điển hơn.”
Để bảo dưỡng cho chiếc F1, anh Hines phải cần đều nhiều công cụ đặc biệt, ví như chiếc cờ-lê lực có chất liệu nhẹ và thước đo chỉ có một số duy nhất. Trong số đó, anh ấy có sở hữu một chiếc laptop thời cổ đại, một chiếc Compaq chạy phần mềm DOS đặc biệt kể từ giữa thập niên 1990 được chế tạo bởi McLaren khi mẫu F1 mới ra đời.
Trong nhiều năm, chiếc laptop là công cụ cần thiết để truy cập vào mô-dun kiểm soát thân và động cơ của xe. Ngày nay, McLaren sử dụng máy tính hiện đại chạy một phần mềm mô phỏng để bảo dưỡng ngày-qua-ngày. Anh Hines vẫn giữ chiếc Compaq “cổ đại” để đề phòng. “Bạn biết cách thổi vào một cuốn băng Nintendo cũ, rồi ấn nó vào máy vừa đủ để nó hoạt động chứ? Khởi động thứ này cũng như vậy,” anh ấy nói về chiếc laptop cũ kĩ.
Khi còn là một chàng trai trẻ, Hines chủ yếu chỉ quan tâm tới xe cơ bắp Mỹ. Rồi cho tới cuối thập niên 1990, anh ấy trở thành một kỹ thuật viên BMW, và bắt đầu để ý tới những mẫu xe tốc độ nguồn gốc Châu Âu hơn. Tua nhanh 20 năm, anh ấy được đi đến MSO và tiến đến trở thành một kỹ thuật viên F1 có chứng chỉ nhà máy.
“Bố tôi luôn có một vài chiếc xe cổ điển. Tôi thường giúp ông trong gara,” anh Hines chia sẻ. “Ông ấy từng nói với tôi rằng tôi không nên theo nghề xe chuyên nghiệp. Ông ấy nói hãy giữ đó làm một sở thích thôi. Tôi ước ông ấy vẫn còn sống để tôi có thể gọi điện cho ông và nói, đoán xem tôi đang làm gì. Tôi nghĩ ông ấy sẽ tự hào lắm.”