Mũ bảo hiểm giải đua F1 có thể chống cả đạn súng hơi, đập búa mà không vỡ
Xem ra mũ bảo hiểm xịn của giải đua F1 đúng là một thứ “nồi đồng cối đá”, và thông qua tiêu chuẩn mới của FIA, nó sẽ còn trở nên an toàn hơn nữa.
Mũ bảo hiểm cho các tay đua ở giải Công thức Một là một trang bị đắt đỏ và có độ cứng hơn những gì bạn có thể tưởng tượng. Thậm chí bạn có sử dụng búa tạ để nện chúng thì cũng khó có thể xuyên thủng các lớp bảo vệ chỉ trong một nhát. Minh chứng điển hình cho chuyện đó là đoạn video phá hoại của kênh YouTube What’s Inside dưới đây:
Video thử nghiệm đập phá để tìm hiểu bên trong một chiếc mũ bảo hiểm giải đua F1
Và trong ngày 6 tháng 6 năm 2018 mới đây, FIA, cơ quan điều hành F1 và cả tá giải đua quốc tế khác, đã thông báo rằng sẽ có một loại mũ bảo hiểm mới cho giải F1 trong năm 2019, và nó sẽ sớm trở thành trang bị tiêu chuẩn ở những giải đua khác nữa.
FIA nói rằng họ đã làm việc với nhiều nhà sản xuất mũ bảo hiểm để cho ra đời một mức tiêu chuẩn mới, “bao gồm chống đỡ đạn đạo tân tiến, gia tăng khả năng hút năng lượng và mở rộng vùng bảo vệ cho tài xế.” Giờ đây, các công ty nằm trong danh sách hỗ trợ sản xuất phải nhanh chóng làm ra những phiên bản mũ thương mại kịp thời gian cho mùa giải năm sau.
Mẫu mũ bảo hiểm F1 mới được công bố bởi FIA
Để đạt những tiêu chuẩn mới, những chiếc mũ bảo hiểm đã phải trải qua một quá trình kiểm tra chất lượng bằng nhiều bước, từ đập phá bằng, thả rơi từ độ cao cho tới sử dụng vũ khí tấn công thật. Sau đây là danh sách những gì bài kiểm tra mà mũ bảo hiểm F1 năm 2019 đã hải trải qua dựa theo FIA:
- Va đập tiêu chuẩn: Mũ bảo hiểm va đập ở vận độ 9,5 m/s.
- Sự giảm tốc đỉnh trên “đầu của tài xế” không được vượt quá 275G.
- Va đập vận tốc thấp: Mũ bảo hiểm va đập ở vận độ 6 m/s. Sự giảm tốc đỉnh không được vượt quá 200G với trung bình tối đa 180 g.
- Va đập ở bên thấp: Mũ bảo hiểm va đập ở vận độ 8,5 m/s. Sự giảm tốc đỉnh không được vượt quá 275G.
- Chống đỡ đạn đạo tân tiến: Một đầu đạn kim loại 225 g bắn ra ở tốc độ 250 km/h. Sự giảm tốc đỉnh không được vượt quá 275G.
- Nghiền nát: Một trọng lượng 10 kg rơi từ độ cao 5,1 mét xuống mũ bảo hiểm. Thử nghiệm cả chiều dọc và bên cạnh. Lực truyền đi không được vượt quá 10 kN.
- Xuyên vỏ mũ: Một vật thể nặng 4 kg được thả rơi xuống mũ bảo hiểm ở vận độ 7,7 m/s.
- Xuyên kính chắn gió: Một khẩu súng hơi bắn đạn bi 1,2 g vào kính chắn gió. Viên đạn bi không được xuyên vào bên trong mũ bảo hiểm.
- Che phủ tầm nhìn: Kiểm tra bằng máy phát tín hiệu để đảm bảo màu sắc và tầm nhìn không bị thay đổi và bóp méo đáng kể.
- Hệ thống duy trì: Thử nghiệm lăn mũ và thử nghiệm động lục để đảm bảo sức chịu đựng của dây buộc dưới cằm và các bộ phận gắn theo nó.
- Va đập thẳng bảo vệ cằm: Thử nghiệm va đập với đầu bị đập xuống cằm ở vận tốc 5,5 m/s. Sự giảm tốc đỉnh không được vượt quá 275G.
- Nghiền nát bảo vệ cằm: Một chiếc búa đập vào miếng bảo vệ cằm và đo lường khả năng giữ va chạm khỏi đầu.
- Sức giảm chấn thương đầu nguy hiểm: Thử nghiệm để đảm bảo sức chịu đựng cao của các điểm gắn kết cho giảm chấn thương đầu nguy hiểm (FHR).
- Ma sát bề mặt và xuyên thấu: Thử nghiệm để đảm bảo tính đồng nhất bề mặt của mũ bảo hiểm và ma sát được tối thiểu hóa.
- Bề mặt vỏ mũ cũng được đưa vào thử nghiệm độ cứng BARCOL để xem sức chống chịu xuyên thấu.
- Khả năng cháy: Mũ bảo hiểm được đưa vào ngọn lửa 790 độ C, nó phải tự dập lửa một khi ngọn lửa đã được loại bỏ.
Xem ra mũ bảo hiểm xịn của giải đua F1 đúng là một thứ “nồi đồng cối đá”, nhưng như thế cũng phải thôi, bởi nếu không như thế thì làm sao nó có thể bảo vệ được mạng sống của những tay đua đang di chuyển với vận tốc trung bình hơn 300 km/h chứ.
>>> Tay đua F1 Lewis Hamilton tậu siêu phẩm Ferrari LaFerrari Aperta hơn 2 triệu USD