Tài xế tử vong trên Tesla do hệ thống lái tự động kích hoạt

Theo kết luận của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ, khi vụ tai nạn xảy ra, hệ thống lái tự động trên Tesla Model S đã kích hoạt khiến tài xế tử vong.

Kết luận trên được đưa ra cách đây khoảng 1 năm. Theo đó, việc này có liên quan tới hệ thống Autopilot.

Báo cáo điều tra cho thấy, tháng 5/2016, Joshua Brown điều khiển xe Tesla Model S chạy với vận tốc 119 km/h trong khu vực chỉ được đi tối đa 104 km/h. Thời điểm đó, Tesla Model S 70D đã đâm vào xe đầu kéo đang rẽ trái dài khoảng 16 m làm Brown tử vong.

tai-xe-tu-vong-tren-tesla-do-he-thong-lai-tu-dong-kich-hoat
Tài xế tử vong trên Tesla do hệ thống lái tự động kích hoạt

Tai nạn khiến xe Tesla Model hư hỏng nặng, biến dạng. Từ chiếc Model S tai nạn, cơ quan điều tra đã khôi phục được 510 MB dữ liệu. Kết quả cho thấy, Brown đã dùng chức năng tự động đánh lái với hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng và hỗ trợ giám sát làn đường vào thời điểm xe gặp sự cố.

Theo bản báo cáo, hệ thống tự lái Autopilot ở trạng thái Hands Required Not Detected (hệ thống lái tự động hoàn toàn) trong phần lớn thời gian di chuyển. Chiếc Tesla Model S đã đưa ra cảnh báo 7 lần về tầm nhìn ở chế độ tự lái suốt hành trình. Trong đó, 6 lần là cảnh báo bằng âm thanh cấp độ 1, lần cuối cùng là cảnh báo lái xe điều khiển trong từ 1 đến 3 giây.

tai-xe-tu-vong-tren-tesla-do-he-thong-lai-tu-dong-kich-hoat
Vị trí xe Tesla Model S đâm vào xe đầu kéo dài khoảng 16 m

Báo cáo cho thấy, Brown đã quá dựa dẫm hệ thống lái tự động Autopilot, không kịp phản ứng trước cảnh báo tài xế điều khiển. Trong trường hợp này, Brown đã không tập trung dù hệ thống này không cảnh báo kịp về việc phía trước có xe đầu kéo. Theo kết luận của bản báo cáo, tài xế đã không đánh lái, phanh xe hay có bất kỳ hành động nào để tránh vụ tai nạn thảm khốc.

Đây là hồi chuông cảnh báo với các tài xế, không nên quá ỷ lại vào các hệ thống hỗ trợ lái trên xe trong bất cứ trường hợp nào.

Bạn cũng có thể thích